Tiểu ra máu khiến nhiều nam giới không khỏi lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân và thực tế thì qua một số nghiên cứu cũng cho thấy, đây là biểu hiện vô cùng nguy hiểm cần phải được khắc phục càng sớm càng tốt. Bởi 90% trường hợp xuất hiện biểu hiện này là do mắc phải căn bệnh nào đó, có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu hay ung thư. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này đồng thời biết được cách hỗ trợ điều trị tốt nhất, bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây. Bài viết được tham vấn y khoa bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Văn Hốt – trưởng khoa Nam học, ngoại tiết niệu, ung bướu với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nam khoa.
Tiểu ra máu là như thế nào?
Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu!
Thông thường, khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, nước tiểu sẽ có màu trong hoặc vàng nhạt cùng liều lượng khác nhau tùy thuộc vào thói quen ăn uống mỗi ngày. Nếu nước tiểu lẫn máu, có màu hồng nhạt, màu rỉ sắt, màu nâu… thì chứng tỏ bạn đã bị tiểu ra máu, cần phải được thăm khám càng sớm càng tốt. Sự thay đổi bất thường về màu sắc như vậy chính là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm mà nam giới cần hết sức đề phòng.
Lưu ý: Không phải trường hợp nào bị tiểu ra máu cũng có thể quan sát được bằng mắt thường mà đôi khi cần phải kiểm tra và làm một số xét nghiệm cần thiết thì mới có thể biết được. Chính vì vậy mà tiểu ra máu được chia ra thành 2 loại là tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể.
- Tiểu máu đại thể: nhìn thấy được nước tiểu có màu hồng bằng mắt thường.
- Tiểu máu vi thể: chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi hoặc khi làm cặn Addiss cho kết quả > 500.000 hồng cầu/24 giờ).
Những bệnh lý khiến nam giới bị đi tiểu ra máu
Nam giới bị tiểu ra máu có thể do:
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn E.coli (chiếm khoảng 80%). Trong đó, bàng quang và niệu đạo là 2 vị trí nằm trong đường tiết niệu thường xuyên bị nhiễm trùng nhất. Nguyên nhân có thể do hoạt động tình dục không an toàn, bất thường đường tiết niệu, tắc nghẽn đường tiểu, suy giảm miễn dịch hay đặt ống thông tiểu.
Khi mắc bệnh, nam giới thường bị tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu ra mủ, ra máu, nước tiểu đục, có mùi hôi. Ngoài ra, tùy vào cơ quan bị nhiễm trùng mà người bệnh sẽ kèm thêm một số triệu chứng khác như:
- Nhiễm trùng ở thận: sốt, buồn nôn, nôn mửa, hay run rẩy, đau bụng.
- Nhiễm trùng ở bàng quang: đau tức vùng bụng dưới, thường xuyên đi tiểu.
- Nhiễm trùng ở niệu đạo: có dịch tiết ra từ niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiết niệu tiến triển nhanh và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời. Thậm chí, người bệnh còn có thể bị suy thận vĩnh viễn.
2. Sỏi đường tiết niệu
Tiểu ra máu cũng là một trong những biểu hiện điển hình ở những bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu (có thể là sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo hay sỏi niệu quản).
Sự hình thành của sỏi thường do các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp với một số yếu tố như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu… sẽ khiến các muối khoáng hòa tan kết tinh, dần dần hình thành sỏi tiết niệu.
Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây phù nề, chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Sỏi kẹt lại ở vị trí hẹp, gây bí đái cấp hoặc mạn tính. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị sỏi tiết niệu còn bị suy giảm chức năng thận, tăng nguy cơ suy thận, đe dọa trực tiếp tới cả tính mạng.
3. Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới có thể gây tình trạng tiểu ra máu. Thông thường, khi ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có biểu hiện gì cả. Chỉ khi khối u đã phát triển lớn hơn, chèn ép vào niệu đạo hoặc cổ bàng quang thì người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng như tiểu ra máu, xuất huyết máu trong tinh dịch, đau vùng lưng, vùng hông… Vì vậy, nếu thấy tiểu ra máu thì chứng tỏ tình trạng ung thư tuyến tiền liệt đã ở giai đoạn nặng, cần phải khắc phục càng sớm càng tốt để bảo toàn tính mạng.
4. Ung thư bàng quang
Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư bàng quang đều có triệu chứng ban đầu là tiểu ra máu. Thậm chí một số trường hợp còn bị ra máu rất nhiều, thấy rõ cả màu đỏ, đỏ sẫm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp chỉ ra một ít máu, thậm chí là khó có thể nhận biết được bằng mắt thường mà phải làm xét nghiệm.
Ung thư bàng quang giết chết 188.000 người mỗi năm trên toàn thế giới cùng 430.000 trường hợp mới mắc hàng năm. Vì vậy, nếu thấy tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, đau rát khi đi tiểu, nước tiểu chảy chậm, yếu… thì bạn hãy chủ động thăm khám ngay để có cách xử lý tốt nhất.
5. Ung thư thận
Ung thư thận bao gồm nhiều loại ung thư, trong đó ung thư tế bào thận chiếm tỷ lệ cao nhất (tới hơn 90%), đứng thứ 2 trong các bệnh ác tính hệ tiết niệu, chiếm 1-2% toàn bộ các loại ung thư ở người lớn. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới trên 40 tuổi, đặc biệt là với những đối tượng hút thuốc lá nhiều năm, béo phì, làm việc trong môi trường độc hại hóa chất công nghiệp, sử dụng thuốc giảm đau kéo dài hay có người thân bị mắc ung thư thận.
Thông thường, khi mắc bệnh, nam giới sẽ xuất hiện 3 triệu chứng đặc hiệu là tiểu ra máu, đau và xuất hiện khối u ở vùng thắt lưng. Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh còn có thể bị mệt mỏi, thiếu máu, sút cân đột ngột không rõ nguyên nhân hay sốt.
Bệnh được xếp vào nhóm những bệnh ung thư khó chữa trị nhất hiện nay nên để tránh tốn kém, thiệt hại nhiều chi phí, thời gian, bạn nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.
Cách xử trí khi có máu trong nước tiểu
Khi phát hiện bản thân bị đi tiểu ra máu, nam giới cần chú ý:
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục
- Uống nhiều nước
- Tắm bằng vòi hoa sen thay vì ngâm bồn
- Tránh xa các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa có tính diệt khuẩn mạnh
- Tạm ngưng các hoạt động liên quan đến chuyện tình dục
- Mặc đồ lót vừa vặn với cơ thể, có chất liệu thấm hút tốt
- Tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra
Một trong những địa chỉ Nam khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội mà nam giới có thể tin tưởng lựa chọn mỗi khi gặp vấn đề bất thường tại vùng sinh dục – tiết niệu đó chính là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi, hàng đầu trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Điển hình như:
- Tiến sĩ. Bác sĩ – “Thầy thuốc ưu tú” Lê Văn Hốt: Nguyên trưởng khoa Nam học – Ngoại tiết niệu, Ung bướu tại bệnh viện K Trung ương với 40 năm kinh nghiệm tròng thăm khám và hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa, bệnh xã hội, cải thiện vô sinh – hiếm muộn, ung thư cho nam giới.
- Bác sĩ Nguyễn Minh Thư: CK Nam học – Ngoại tiết niệu với 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và hỗ trợ điều trị những vấn đề bất thường tại vùng sinh dục cho nam giới như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, tiểu ra máu, ra mủ… Từng có thời gian dài công tác và làm việc tại bệnh viện Quân Y 108 với tinh thần “vì nhân dân phục vụ”.
- Bác sĩ Đào Thế Tân: CKI Nam học – Ngoại tiết niệu, giảng viên cao cấp trường Đại học Y Hà Nội với 40 năm kinh nghiệm trong hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm vùng sinh dục, cấp cứu ngoại khoa thông thường. Từng làm việc tại bệnh viện Việt Đức, Trung tâm CSSKSS Hà Nội và phòng khám Nam khoa Trung tâm Y tế Hoàn Kiếm.
Ngoài ra, phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế còn là một trong số ít địa chỉ y tế tại Hà Nội sở hữu cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại mang tầm “bệnh viện khách sạn” cùng dịch vụ y tế chuyên nghiệp hàng đầu. Đặc biệt là phương pháp hỗ trợ điều trị đạt chuẩn Y TẾ XANH giúp người bệnh giảm tác dụng phụ của thuốc, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, nâng cao thể trạng, tăng khả năng tự miễn, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện đồng thời ngăn ngừa tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Cách hỗ trợ điều trị tiểu ra máu hiệu quả
Thông thường, sau khi thăm khám và nắm bắt được nguyên nhân cùng tình trạng bệnh lý của người bệnh, các bác sĩ tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ cho người bệnh thực hiện “kháng sinh đồ” để tìm ra loại kháng sinh trị bệnh tốt nhất trong thời gian nhanh nhất. Phương pháp này rất thích hợp đối với những trường hợp bị viêm nhiễm (như nhiễm trùng đường tiết niệu) giúp người bệnh không phải lạm dụng quá nhiều loại thuốc như các phương pháp trước đây mà vẫn có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Đồng thời lại còn tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nên nhận về rất nhiều phản hồi tích cực từ cả phía người bệnh cùng đội ngũ chuyên gia y tế cả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, nếu người bệnh bị sỏi đường tiết niệu (sỏi to, chèn ép, ảnh hưởng lớn tới chức năng hoạt động của các cơ quan xung quanh) thì cần phải phẫu thuật tán sỏi (mổ nội soi để lấy sỏi ra ngoài cơ thể).
Còn nếu người bệnh bị ung thư (ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư bàng quang) thì sẽ được xem xét tư vấn một số phương pháp như xạ trị, hóa trị, vật lý trị liệu…
Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ hỗ trợ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Không được tùy tiện dùng thuốc, ngưng thuốc hay dừng liệu trình hỗ trợ điều trị kể cả khi không còn xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Việc làm này có thể khiến bệnh tình bùng phát mạnh hơn, nguy hiểm hơn, khó khắc phục hơn đồng thời tốn kém thêm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để hỗ trợ điều trị.
Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi tới đường dây nóng 0243.6611.888 hoặc 0988.202.233 các bác sĩ chuyên Nam khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm sẽ chủ động liên hệ và giải đáp lại cho bạn trong khoảng thời gian nhanh chóng nhất (tư vấn miễn phí 24/7, thông tin cá nhân bảo mật 100%).