Tiểu són là tình trạng rò rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, chủ yếu do sự suy yếu của cơ sàng chậu. Són tiểu có thể gặp ở cả hai giới nhưng phổ biến hơn ở nữ giới. Tình trạng này gây ra không ít những bất tiện trong cuộc sống, khiến cho các chị em dễ mặc cảm, tự ti. Nguy hiểm hơn, són tiểu kéo dài còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm. Vậy nguyên nhân són tiểu là gì? Vì sao phụ nữ lại bị són tiểu nhiều hơn nam giới? Bệnh nguy hiểm ra sao? Hãy cùng theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây từ chuyên gia y tế.
Són tiểu là gì?
Són tiểu (còn gọi là tiểu không tự chủ) là tình trạng nước tiểu tự rỉ ra ngoài mà người mắc không kiểm soát được và thường tạo tâm lí ngại ngùng, xấu hổ hay tự ti cho người bệnh. Mức độ của són tiểu có thể nhẹ – thỉnh thoảng xảy ra, khi ho hoặc hắt hơi dẫn tới đi tiểu đột ngột không kiểm soát, không kịp chạy đến phòng vệ sinh, hoặc cho đến mức độ nặng – thường xuyên tiểu không tự chủ gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Són tiểu được chia thành nhiều loại khác nhau và kèm theo những biểu hiện như sau:
- Khi bệnh nhân thực hiện một số hành động dẫn đến tăng áp lực bàng quang có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.
- Són tiểu cấp: Các cơ bàng quang co quá sớm và các kiểm soát thông thường bị hạn chế. Là những trường hợp người bệnh đột nhiên buồn tiểu gấp, thậm chí họ tiểu ngay khi chưa kịp đến nhà vệ sinh, có thể xảy ra vào cả ban ngày và ban đêm.
- Tiểu són khi giãn bàng quang: Xảy ra khi có cản trở trên niệu đạo, ảnh hưởng đến bàng quang và gây ra bí tiểu mãn tính. Khi đó áp lực trên chỗ tắc nghẽn sẽ tăng, dẫn đến việc các cơ chế đào thải nước tiểu bị lỗi và nước tiểu có thể bị rò rỉ qua các tắc nghẽn theo thời gian. Đây là những trường hợp người bệnh đi tiểu liên tục với lượng tiểu ít do bàng quang lúc nào cũng có nước tiểu.
- Són tiểu chức năng: Nếu không xảy ra bất thường trong hệ tiết niệu hoặc dây thần kinh điều khiển bàng quang.
- Nếu có những biểu hiện dưới đây, bệnh nhân nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh:
- Luôn cảm thấy không thoải mái về tình trạng són tiểu.
- Thường xuyên bị són tiểu gây ra những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
- Tình trạng són tiểu dẫn đến việc hạn chế hoạt động giao tiếp xã hội.
- Khi người bệnh di chuyển nhanh đến nhà vệ sinh có nguy cơ cao bị té ngã.
Nguyên nhân són tiểu
Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể dẫn đến són tiểu như:
- Vận động: Những người lao động nặng, thường xuyên vận động thể chất với cường độ cao (nhất là một số môn như đạp xe, nâng tạ, chạy bộ,…),… sẽ gây áp lực cho bàng quang và từ đó dẫn đến són tiểu. Bên cạnh đó, một số phản ứng đột ngột như: ho, hắt hơi,… cũng có thể dẫn đến són tiểu.
- Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến són tiểu tạm thời. Chẳng hạn như thói quen tiêu thụ các loại đồ uống có chứa caffeine, bia rượu,…
- Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc, trong đó bao gồm tình trạng són tiểu. Do đó, nếu bắt buộc phải sử dụng một số loại thuốc này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn.
- Do độ tuổi: Theo thời gian, cơ thắt niệu đạo bị lão hóa. Đó cũng chính là lý do khiến tình trạng són tiểu, tiểu nhiều, tiểu rắt diễn ra thường xuyên.
- Thừa cân: Với những trường hợp thừa cân béo phì, trọng lượng của cơ thể sẽ gây ra những áp lực nhất định lên bàng quang. Theo thời gian, các cơ trong cơ thể sẽ bị suy yếu, vì thế bàng quang không thể chứa nhiều nước tiểu như bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến són tiểu.
- Di chứng sau phẫu thuật và một số tác dụng phụ của thuốc gây mê sẽ khiến cho các cơ vùng chậu bị suy yếu và làm tăng nguy cơ són tiểu.
Vì sao phụ nữ dễ bị són tiểu hơn nam giới?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Luyện, bác sĩ chuyên khoa cấp II sản phụ khoa thuộc phòng khám Đa khoa y học Quốc tế, cơ quan niệu đạo của nữ giới thường ngắn hơn nam giới. Hơn nữa, thể trạng sức khỏe của chị em thường thay đổi do sự thay đổi về nội tiết tố nên có nguy cơ són tiểu cao hơn nam giới:
+ Đối với phụ nữ đang mang thai: Tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép các cơ quan, gây áp lực lên bàng quang. Vì thế phụ nữ sẽ đi tiểu nhiều hơn và thường xuyên dẫn đến tình trạng són tiểu. Những trường hợp gần đến ngày sinh nở, hiện tượng són tiểu cũng dễ gây nhầm lẫn với tình trạng rỉ ối.
+ Đối với phụ nữ sau sinh, nhất là những chị em đã trải qua nhiều lần sinh nở, thai nhi có trọng lượng lớn,… có thể dẫn tới tình trạng cơ sàn chậu bị suy yếu. Những trường hợp gặp phải di chứng sa tử cung và bàng quang cũng có thể dẫn đến són tiểu. Ngoài ra, chứng són tiểu sau sinh có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác như: nhiễm trùng tiểu, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, táo bón hoặc ho kéo dài,… Sản phụ đã từng xạ trị vùng chậu hoặc gặp chấn thương ở cột sống có nguy cơ mắc chứng són tiểu nặng cần điều trị tích cực.
+ Đối với phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh: suy giảm oestrogen khi bước vào giai đoạn mãn kinh cũng khiến các cơ này yếu đi, làm mỏng lớp niêm mạc của niệu đạo, giãn vùng chậu, dẫn tới tiểu són.
+ Đối với nam giới: Do mắc phì đại tuyến tiền liệt, sau khi mổ ung thư tuyến tiền liệt hoặc các bệnh lý ở bàng quang. Bàng quang co thắt không đúng thời điểm hoặc co thắt quá mạnh khiến nước tiểu bị thoát ra ngoài. Ngoài ra, cơ quanh niệu đạo bị tổn thương hay bị yếu, nước tiểu có thể bị thoát ra kể cả khi không có vấn đề gì về bàng quang cũng có thể dẫn đến tiểu són ở nam giới.
Ảnh hưởng của tiểu són
Tiểu són ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Tùy theo sức chịu đựng của từng người, tiểu són có thể là rất phiền phức với người này nhưng với một số người lại có thể chấp nhận được. Mất hứng thú với công việc, thậm chí có người luôn muốn tách mình ra khỏi cộng đồng, không còn thích thú sinh hoạt chăn gối. Những thay đổi này là tiền đề dẫn đến stress, trầm cảm… Cụ thể:
- Trong công việc: Mọi bệnh nhân bị són tiểu sẽ luôn phải lo lắng trong lúc làm việc, do đó công việc bị ảnh hưởng xấu.
- Trong cuộc sống: Người bệnh luôn muốn ở gần nhà vệ sinh nên thường từ chối mọi đề nghị đi dã ngoại, xem phim…
- Trong tình dục: Són tiểu làm cho người bệnh thấy bất tiện trong sinh hoạt tình dục. Với sự lo lắng sẽ ra nước tiểu trong lúc giao hợp làm người bệnh phải giới hạn hay thậm chí không muốn quan hệ.
- Ảnh hưởng tới giấc ngủ: Sự căng thẳng về són tiểu làm cho một số bệnh nhân khó ngủ. Ngoài ra do phải đi vệ sinh nhiều lần vào buổi đêm, giấc ngủ của học không được đảm bảo.
- Đặc biệt, do mắc bệnh lý phụ khoa hoặc bệnh lý nam khoa (bệnh lý về tuyến tiền liệt) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Lời khuyên từ bác sĩ
Tùy thuộc vào từng loại són tiểu, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, để điều trị kịp thời và triệt để, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được tư vấn, chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra phác đồ điều trị đúng.
Khi được thăm khám cẩn thận tại các cơ sở y tế uy tín, bạn cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp, có thể kết hợp giữa thuốc (hoặc các thủ thuật ngoại khoa nếu cần) với các bài thuốc Đông Y, vừa giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, vừa giúp tăng cường và bảo vệ chức năng hệ tiết niệu, nâng cao thể trạng. Nhờ vậy mà tình trạng tiểu són được cải thiện, sức khỏe mong chóng được hồi phục và hạn chế bệnh quay trở lại.
Một số cách phòng tránh và hạn chế tình trạng són tiểu mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp
- Thực hành các bài tập sàn chậu
- Tránh các chất kích thích bàng quang, chẳng hạn như caffeine, rượu và thực phẩm có tính axit.
- Ăn nhiều chất xơ, có thể ngăn ngừa táo bón, một nguyên nhân gây tiểu không tự chủ.
- Không hút thuốc hoặc nếu có hãy tìm sự giúp đỡ để bỏ hút thuốc
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội trực thuộc sự quản lý của Sở Y Tế Hà Nội, cơ sở chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và điều trị các bệnh lý nam khoa và phụ khoa, các bệnh lý về đường tiết niệu. Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, là những tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, có nhiều năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện công lập lớn sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị.
Quy trình thăm khám, hỗ trợ người bệnh nhanh chóng, nhiệt tình, phục vụ tận tâm. Thông tin về mức chi phí luôn được công khai, minh bạch phù hợp với quy định của Bộ Y Tế.
Nếu bạn có những thắc mắc về tình trạng tiểu són thì có thể chủ động liên hệ qua hotline: 0243.6611.888 để được tư vấn kịp thời, miễn phí và hỗ trợ đặt lịch khám riêng nhanh nhất.